KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH TƯ VẤN CHIẾN LƯỢC

Mục đích chính của ngành Management Consulting (tư vấn chiến lược) là tạo nên giá trị cho doanh nghiệp, nhà đầu tư và chủ sở hữu bằng cách giúp họ giải quyết những vấn đề hóc búa ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh (business performance) của công ty. Bạn hãy thử tưởng tượng nếu các công ty, tập đoàn luôn luôn phải đối mặt với những lựa chọn về tài chính, nhân sự, marketing hay mở rộng thị trường, ai sẽ là người giúp họ đưa ra những quyết định chiến lược tốt nhất và có lợi nhất? Ai sẽ là người có thể trả lời những câu hỏi nên hay không nên tấn công vào thị trường châu Phi, nên tăng hay giảm giá cho sản phẩm X, làm thế nào để tiết kiệm chi phí cho hoạt động Y? Đây chính là những thử thách mà bạn sẽ đối mặt hằng ngày khi lựa chọn con đường Management Consulting. 

Tuy nhiên, ranh giới phạm vi công việc của các công ty tư vấn nói chung ngày một bị xóa nhòa. Các công ty tư vấn như McK, BCG đang tăng cường các capabilities của bản thân để đáp ứng nhu cầu ngày một đa dạng lẫn chuyên sâu của khách hàng. Khách hàng ngày nay không chỉ có những câu hỏi mang tính strategic lớn lao mà cũng cần trả lời các câu hỏi lớn về mặt vận hành (làm sao để tối ưu hóa dây chuyền sản xuất) hay các vấn đề hot như dữ liệu lớn, AI etc. Các công ty tư vấn có thể tự phát triển các practice này in-house hay mua lại các công ty nhỏ hơn để tăng cường offerings. Ví dụ cho BCG: thành lập những công ty bên trong như Gamma (chuyên về data analytics), Digital Ventures (chuyên về việc tạo dựng các venture cho các tập đoàn), Platinion (chuyên về IT architecture) – Tìm thêm các ví dụ tương tự cho McKinsey hay Bain. 

Nhu cầu về con người ở các công ty tư vấn do đó cũng càng ngày trở nên đa dạng. Nếu như ngày trước thì việc tuyển dụng các sinh viên mới ra trường và develop họ through the process from entry-level to Partner là bread and butter của các công ty tư vấn (hiện nay vẫn rất nhiều). Các công ty tư vấn đang mở rộng tuyển dụng các chuyên gia với nhiều năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực chi tiết và mô hình làm việc với họ cũng khác biệt ít nhiều: những chuyên gia này sẽ không theo sát một dự án từ đầu đến cuối mà có thể chỉ provide very specific insight trong một lĩnh vực nhất định. Ngoài ra thì các nhánh khác trong công ty sẽ tìm kiếm các bạn với các kỹ năng niche: data analytics arm (BCG Gamma/ McK Analytics) sẽ tìm data scientists/ software engineer and compete with tech firms for talents.


TẠI SAO LỰA CHỌN NGÀNH TƯ VẤN CHIẾN LƯỢC

Management Consulting – Bạn sẽ được gì và mất gì?

 

Pros Cons
Khả năng tư duy và phân tích tốt Áp lực công việc lớn và thời gian làm việc ít nhất 60 tiếng/1 tuần
Giải quyết vấn đề nhanh, nhạy và chính xác Di chuyển rất nhiều
Biết cách hỏi những câu hỏi cần thiết Không có sự cân bằng giữa công việc và đời sống riêng tư
Kiến thức hiểu biết bao quát:  về các ngành (ngân hàng, consumer goods) và các functions (nhân sự, tài chính, marketing)   Không có kiến thức thật sự chuyên sâu về một ngành nghề nhất định
Detail-oriented. Biết mình cần gì và làm những gì
Làm việc với những người rất thông minh và nhạy bén
Nếu bạn thể hiện được năng lực và tiềm năng của mình, công ty sẽ có thể chi trả để bạn học MBA ở nước ngoài

 

Tại sao các công ty từ nhỏ tới lớn lại sẵn sàng trả rất nhiều tiền để thuê chuyên viên tư vấn, hiệu quả mang lại thật sự lớn như thế nào?

 

  • Thứ nhất đơn giản là khi một công ty không biết cách làm một điều gì đó. Ví dụ như khi có một công ty private equity nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam và cần phải làm due diligence (thẩm tra doanh nghiệp). Vì họ không hề có kinh nghiệm và mối quan hệ ở thị trường Việt Nam, họ cần phải thuê một công ty tư vấn chuyên về lĩnh vực này ở Việt Nam để giúp thẩm tra doanh nghiệp Việt Nam.
  • Thứ hai là mặc dù những công ty lớn thường có team chiến lược của riêng họ và có thể tự đưa ra giải pháp, họ có thể phải đối mặt với những vấn đề như chính trị trong công ty, những phòng ban khác nhau không đồng ý với nhau, nên chiến lược không thể được thực thi, hoặc đơn giản là họ không chắc với câu trả lời của mình. Vì thế, họ thuê tư vấn viên để có được một cái nhìn và giải pháp khách quan, hợp thức hóa chiến lược, và giúp kết nối những phòng ban để cùng thực thi.

Và đương nhiên là còn rất nhiều những trường hợp khác nằm giữa 2 thái cực này. Có thể là khi một công ty cần làm dự án chuyển đổi (transformation) lớn kéo dài đến vài năm, thì họ có thể mời tư vấn viên tới và trợ giúp trong nhiều dự án ngắn trong suốt quá trình chuyển đổi này để cho mặc dù nhân viên trong công ty là những người thực hiện chính, họ sẽ thỉnh thoảng được nghe sự tư vấn của chuyên gia để chắc chắn rằng dự án vẫn đi đúng lộ trình.

Theo kinh nghiệm của anh thì dịch vụ tư vấn là cần thiết, bằng chứng rõ nhất là những công ty thường thuê lại tư vấn viên để tiếp tục mở rộng doanh nghiệp hoặc giải quyết vấn đề mới. Đó là quy luật của thị trường rồi, các công ty tư vấn phải tạo ra giá trị thì họ mới tiếp tục tồn tại.

 

(Chia sẻ từ Anh Nam Nguyen – ex-BCG)


ĐỊNH HƯỚNG & CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN NGÀNH TƯ VẤN CHIẾN LƯỢC

  • Management Consulting – Bắt đầu từ đâu?

Làm sao để resume của bạn nổi bật hơn so với hàng ngàn thí sinh khác?

Nhà tuyển dụng thường chỉ bỏ ra 45 giây đến một phút để nhìn lướt qua resume của tất cả ứng viên. Vậy làm sao để qua được bài test 45 giây này?

 

Hãy chắc chắn rằng resume của bạn cho nhà tuyển dụng thấy một bức tranh đầy đủ về kỹ năng và tính cách của bạn. GPA cao và những thành tích trong ngành học cho thấy sự tập trung và quyết tâm, đồng thời khả năng lãnh đạo chỉ ra sự năng nổ và nhiệt tình. Tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là những kinh nghiệm thực tập thực tiễn, đặc biệt là ở những công ty danh tiếng,kĩ năng phân tích vấn đề (problem solving) bạn học được. Hãy sẵn sàng cho công việc đòi hỏi khả năng giải quyết vấn đề nhanh nhạy và tư duy logic cao này nhé! 

 

Management Consultant cần những kỹ năng gì?

Management Consulting sẽ làm rất nhiều công việc phân tích dữ liệu. Nhanh nhạy với các con số là một điểm cộng cực kì lớn. Ngoài ra, kỹ năng “tiêu hoá” thông tin, khả năng tư duy phản biện (critical thinking) và giải quyết vấn đề một cách thực tế và hiệu quả sẽ giúp bạn hiểu được đối tác cần gì và đề xuất được những giải pháp nhanh và chuẩn. 

 

Ngoài khả năng kỹ năng con người (people skills), giao tiếp (communication skills), và thích nghi nhanh (adaptability) sẽ giúp bạn tạo nhiều mối quan hệ trong công việc và sống sót qua những giai đoạn làm việc căng thẳng.

 

Và ngược lại, bạn phù hợp với mảng nào của Consulting?

Vì consulting bao gồm rất nhiều mảng đa dạng, việc chọn đúng cơ hội phù hợp với kinh nghiệm và tính cách của bản thân là một phần quan trọng để bạn không chỉ được tuyển dụng, mà còn để bạn cảm thấy yêu thích công việc hằng ngày của mình. 

 

Bạn có thể tham khảo những bài quiz nhỏ của McKinsey, Deloitte (hoặc một công ty tư vấn khác mà bạn yêu thích) để xem lĩnh vực nào của consulting sẽ phù hợp với sở thích và tính cách của bạn nhất: 

Tuy nhiên nên lưu ý rằng không phải tất cả những mảng này đều đã có mặt ở thị trường Việt Nam.

 

  • Các loại công ty tư vấn điển hình tại Mỹ

 

  • Các loại công ty tư vấn điển hình tại Việt Nam

 

  • Tuyển dụng

Vòng kiểm tra sơ loại 

Tùy từng công ty mà bạn có thể phải đối mặt với các bài kiểm tra online hoặc thực hiện ở văn phòng của công ty. Mục đích của các bài kiểm tra này thường là để loại ra những ứng viên không có sự chuẩn bị tốt các kỹ năng phân tích, tính toán và giao tiếp. Đây thường là vòng có tỷ lệ loại thải khá cao. 

 

Format của vòng này sẽ tùy từng firm và từng region. Có thể tham khảo thêm: 

  • McKinsey Problem Solving Test: 
    • Problem Solving Game nowadays
  • BCG Online Case Interview
    • Not yet globally
    • Mostly campus recruiting in the US still
Chặng đánh cuối – Vòng phỏng vấn ‘ 

Bạn nghĩ bạn phải trải qua ít nhất bao nhiêu vòng phỏng vấn? Con số trung bình ở đây là 2 vòng và mỗi vòng 2 cuộc phỏng vấn (tổng cộng 4 cuộc phỏng vấn). Bạn có thắc mắc mình phải đối mặt với những chông gai gì trong các vòng phỏng vấn này không? Hãy cùng nghía qua xem nhé. 

 

Câu hỏi về tính cách (behavioral questions)

Các kỹ năng kiểm tra: kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp, các kinh nghiệm có liên quan đến khả năng lãnh đạo và vượt qua thử thách. 

 

Vì đây là câu hỏi để đánh giá chung về bạn trong cách làm việc và đời sống thường ngày, câu trả lời càng chân thật và thể hiện rõ con người bạn sẽ giúp người phỏng vấn có thiện cảm với bạn nhiều hơn. Bạn có thể luyện tập trước một số câu hỏi căn bản, nhưng đừng quên đây là đời thực chứ không phải là một vở kịch bạn luyện tập hàng trăm lần trước khi lên sân khấu.  

 

Dạng câu hỏi thường gặp: “Tell me about a time that you…” 

  • Lead a team
  • Overcome a challenge
  • Make mistake 

 

Phỏng vấn tình huống (Case interview)

Case interview là thử thách cuối cùng và cũng là phần khó nhất nhưng quan trọng nhất trong cả quá trình interview. Các bài toán được đưa ra trong case interview là những ví dụ điển hình cho công việc hằng ngày của consultant. 

 

Bạn nên bắt đầu tự mình luyện tập trả lời các câu hỏi case interview mẫu trên mạng hoặc website của các công ty, bắt đầu từ việc luyện tập một mình cho đến tham gia vào những buổi phỏng vấn thử (mock interview) với bạn bè, tại trung tâm việc làm ở trường hoặc các sự kiện tuyển dụng. Quá trình này nên kéo dài vài tháng trước khi phỏng vấn.

 

Một số nguồn tài liệu hiệu quả để luyện tập case interview:

 

  • Những lời khuyên cho sinh viên

Network – gầy dựng mối quan hệ hiệu quả

Networking là một phần quan trọng của công việc tư vấn. Khi là sinh viên, những mối quan hệ này có thể giới thiệu bạn với bộ phận tuyển dụng của công ty và giúp bạn nổi bật hơn so với hàng ngàn những thí sinh khác. Đến khi bạn là tư vấn viên, mạng lưới quan hệ rộng sẽ giúp bạn được tham gia vào những dự án thú vị hoặc giúp bạn có được nhiều hợp đồng mới.

 

Bạn có thể tham gia các buổi giới thiệu thông tin của các công ty tại trường đại học của mình hoặc trực tiếp liên lạc với những anh chị đang làm trong công ty nếu bạn có mối quan hệ riêng trước. Qua những buổi gặp gỡ hỏi chuyện và follow-up, bạn sẽ có thể xây dựng mối quan hệ tốt hơn với các tư vấn viên và tìm hiểu rõ hơn về công việc của họ tại công ty (các dự án, văn hoá làm việc, cường độ công việc, v.v)

 

Đọc, đọc nữa, đọc mãi

Consultants phải luôn luôn cập nhập tình hình kinh tế quốc tế và trong nước để đưa ra những giải pháp vừa tối ưu vừa phù hợp nhất cho công ty đối tác. Ngoài ra, tính chất công việc của consultants rất đa dạng vì họ sẽ phải liên tục tiếp xúc với nhiều mảng ngành khác nhau qua mỗi project. Vì vậy, việc đọc và cập nhập các thông tin kinh tế và những xu hướng tài chính hàng ngày là một điều bắt buộc. 

 

Bạn hãy tạo thói quen đọc các trang kinh tế tài chính lớn như Wall Street Journal, The Economist, Harvard Business Review (HBR), hoặc Financial Times… để có thêm nhiều kiến thức hữu ích hơn. Hiểu biết rộng cũng là một cách để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng và có thể trở nên cực kì hữu ích khi trả lời những vấn đề trong case interview đấy!

 

Internship

Như đã được nhắc đến ở trên, kinh nghiệm làm việc thực tiễn là một yếu tố rất quan trọng trong bộ hồ sơ của bạn. Mặc dù cơ hội để được thực tập trong một công ty tư vấn chiến lược rất hiếm hoi, bạn hãy luôn luôn tìm kiếm các cơ hội khác có thể giúp bạn xây dựng những kĩ năng phân tích số liệu cần thiết ở các mảng tài chính, ngân hàng, v.v tại Việt Nam. 

 

Công việc thực tập danh giá hay không có ảnh hưởng thật đấy nhưng không quan trọng bằng việc bạn đã học được những gì từ thực tế và bạn có khả năng áp dụng những kiến thức và kĩ năng đó vào công việc trong tương lai hay không. Hãy chứng tỏ với nhà tuyển dụng rằng bạn là một người nói được, làm được. 

 

BỐI CẢNH & XU HƯỚNG NGÀNH TƯ VẤN CHIẾN LƯỢC

Tiềm năng của ngành tư vấn chiến lược tại Việt Nam

Mặc dù ở Việt Nam đã có sự xuất hiện của các công ty tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới như McKinsey và BCG, công việc tư vấn chiến lược vẫn đang ở những bước đi đầu tiên tại Việt Nam. Lý giải lớn nhất cho vấn đề này là vì các doanh nghiệp ở Việt Nam chưa đạt đến độ chững để cần đến những dịch vụ và sự giúp đỡ mang tính chiến lược các công ty tư vấn có thể cung cấp. Chi phí tư vấn khá cao cũng là một trở ngại để các công ty Việt Nam có thể tiếp cận dịch vụ của các tập đoàn lớn này. Hiện tại, các công ty tư vấn chiến lược đa quốc gia đang tập trung đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam trong các ngành tiêu biểu như ngân hàng, FMCG (Fast Moving Consumer Goods), viễn thông và các cơ quan tổ chức chính phủ. 

 

Mặc dù vậy, ngành tư vấn chiến lược được dự đoán sẽ phát triển trong vòng 5 đến 10 năm nữa. Hiện tại đang là giai đoạn xây dựng các mối quan hệ lâu dài giữa các khách hàng doanh nghiệp và công ty tư vấn. Khi các doanh nghiệp phát triển nhanh và mạnh hơn trong tương lai, họ sẽ cần đưa ra những quyết định mang tính tầm cỡ hơn để có thể tồn tại và phát triển lâu dài. Vì vậy, các công ty tư vấn sẽ là đối tượng hợp tác tốt nhất. 

Ngoài Việt Nam, các công ty tư vấn còn có những dự án tại những thị trường lớn hơn trong Đông Nam Á (Malaysia, Indonesia, Singapore…). Thị trường Đông Nam Á nhìn  chung đang có nhiều triển vọng và phát triển nhanh nhất ở thời điểm hiện tại. Vì vậy, những dự án này rất đa dạng, từ mở rộng thị trường, sáp nhập công ty đến những hướng phát triển lâu dài. 

Ngoài ra, một xu hướng chính nữa của ngành công nghiệp tư vấn trên toàn thế giới hiện nay chính là digital transformation (chuyển đổi kỹ thuật số). Nhờ vào những tiến bộ công nghệ, những vấn đề mà các khách hàng cần giải quyết sẽ liên quan đến công nghệ nhiều hơn, và vì thế những dự án thuần chiến lược truyền thống sẽ dần ít đi. Ngay cả McKinsey hay Boston Consulting Group, những tên tuổi lớn trong mảng tư vấn chiến lược, hiện nay cũng đã chú trọng hơn và thành lập mảng Implementation hay Digital, và cả 2 đều rất có tiềm năng trong khu vực Đông Nam Á/Việt Nam. Điều này cũng mở ra nhiều cơ hội tuyển dụng mới. Bạn không còn cần phải là một sinh viên kinh tế hay kinh doanh để được các công ty tư vấn chú ý, và quy trình phỏng vấn sẽ ngày càng có những case liên quan tới công nghệ hơn là những case thuần phân tích kinh doanh như truyền thống. 

Cuộc đua vào ngành tư vấn chiến lược là một chặng đua dài hạn. Để thực sự thành công cần rất nhiều nền tảng vững chắc bao rộng từ trải nghiệm, kĩ năng đến kiến thức đa ngành. Hãy nhẫn nại rèn giũa, trau dồi những kỹ năng cần thiết, tiếp tục học hỏi và xây dựng các mối quan hệ bền vững, các bạn sẽ tiến xa và vững chắc hơn.

Tư vấn là một ngành thay đổi theo thị trường. Trong tương lai gần, những loại hình công ty tư vấn nào sẽ phát triển hơn, và loại hình nào sẽ trở nên bão hòa? 

“Hiện nay mảng tư vấn chiến lược truyền thống đã dần biến mất rồi, vì các công ty lớn ở những nước phát triển không còn cần chuyên viên tư vấn chiến lược nữa, họ đã có thể tự xây dựng lên một nhóm tư vấn ngay từ trong công ty của họ rồi. Có thể điều này không đúng cho những nước đang phát triển như ở Việt Nam hay Đông Nam Á, nhưng dần dần chúng ta sẽ thấy mảng tư vấn thuần chiến lược dần mất đi.

Nhưng điều này không có nghĩa là McKinsey hay BCG sẽ mất theo, mà là McKinsey và BCG sẽ thay đổi. Những công ty tư vấn lớn này sẽ mở rộng lĩnh vực hoạt động sang cả Analytics, Data Architect, etc. để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Họ có thể làm điều này bằng cách mua và sáp nhập những công ty nhỏ hơn chuyên về những lĩnh vực mới này.”

(Chia sẻ từ Anh Nam Nguyen – exBCG)

5 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x
VietAbroader