KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH MARKETING
Marketing là gì?
Với nhiều bạn, marketing như một “trận đồ bát quái” với nhiều nhánh nhỏ và tên gọi khác nhau. Marketing nhìn chung là tất tần tật các hoạt động quảng bá sản phẩm và dịch vụ của công ty tới người tiêu dùng để mang lại doanh thu cho công ty. Hi vọng qua với cẩm nang Marketing từ A-Z này, các bạn sẽ không thấy Marketing sẽ không còn là một chủ đề “khó nhằn” nữa.
Trong thời đại 4.0 với sự phát triển không ngừng của các sản phẩm công nghệ và các mạng lưới mạng xã hội, bài viết sẽ phân loại marketing dựa thành traditional marketing và digital marketing.
Traditional Marketing (Marketing Truyền Thống)
Marketing truyền thống (Traditional marketing) theo định nghĩa của Hubspot là cách tiếp cận và quảng bá sản phẩm hay dịch vụ qua các hình thức mà người tiêu dùng có thể mắt thấy, tai nghe, tương tác mà không cần mạng wifi.
Các loại hình marketing truyền thống bao gồm:
- Các sản phẩm in ấn như băng rôn, bảng biểu, v.v.
- Quảng cáo trên TV
- Quảng cáo trên báo giấy, tạp chí
- Quảng cáo qua đài radio
Nhắc đến Marketing truyền thống thì không thể không kể đến “Mô hình 4P” huyền thoại mà sinh viên Marketing nào cũng thuộc nằm lòng. Mô hình 4P bao gồm:
Product (sản phẩm)
|
Price (giá thành)
|
Place (phân phối)
|
Promotion (xúc tiến thương mại/ hỗ trợ bán hàng)
|
Những công ty cập trung vào thương hiệu (branding) thì sẽ tập trung vào Marketing truyền thống. Ví dụ các Tập đoàn FMCG, F&B, Real Estate, Bank. Lý do là cách tiếp thị này có độ phủ lớn, dễ thực hiện, dù khó lượng hoá hiệu quả. Tuy nhiên, bắt đầu bùng nổ Internet gây ra sự dịch chuyển trong hành vi của người dùng mà Digital Marketing (Tiếp thị số) đã ra đời như một hình thức tiếp thị mới song song với Traditional Marketing
Q&A: Có phải là do Traditional Marketing thất bại trong định lượng sức ảnh hưởng của chiến dịch marketing (quantify impacts) mà Digital mới ra đời?
SAI.
“ Chính sự dịch chuyển của hành vi người dùng: thời lượng xem Youtube còn cao hơn TV (ví dụ vậy) và bùng nổ của điện thoại thông minh, mới chính là động lực thúc đẩy Tiếp thị Số.
Không ai nói Tiếp thị Truyền thống là fail cả. Nếu fail thì FMCG tại sao vẫn dùng để lấy Top-of-mind của khách hàng?”
__ Chia sẻ từ anh Andy Hoang (Growth Hacker SEA/Fintech/Edtech/Retail)
Q&A: Một chiếc lược Marketing hiệu quả là good mixed của Traditional & Digital?
KHÔNG.
“Một chiến lược Marketing hiệu quả là đem lại doanh thu cho doanh nghiệp, bất kể là thông qua Traditional hay Digital Mkt. Tuy nhiên, tỷ trọng chi phí cho quảng cáo đang nghiêng về phía Digital bởi vì có thể cá nhân hoá được trải nghiệm người dùng (personalized experience) mà Traditional Mkt không làm được. Digital Mkt có thể đem đến những Quảng cáo đúng người – đúng thời điểm cho từng khách hàng khác nhau.”
__ Chia sẻ từ anh Andy Hoang (Growth Hacker SEA/Fintech/Edtech/Retail)
Digital Marketing (Marketing Kỹ Thuật Số)
Điểm khác biệt lớn và quan trọng nhất giữa traditional marketing và digital marketing là ở…cục wifi. Có Internet thì mới có Digital Marketing. Khác với traditional marketing, Digital Marketing bao gồm các hình thức quảng bá sản phẩm và dịch vụ thông qua các kênh online.
Theo Asia Digital Marketing Association, “Digital Marketing là chiến lược dùng Internet làm phương tiện cho các hoạt động marketing và trao đổi thông tin.” Với tính chất cốt lõi này, các bạn muốn đi sâu vào ngành digital marketing yêu cầu cần có kiến thức cơ bản về Internet, các trang mạng xã hội, và cách các thiết bị điện tử (smartphone, máy tính, v.v.) vận hành.
Một số hình thức marketing kỹ thuật số thường được dùng như:
- Giới thiệu sản phẩm và dịch vụ qua website
- Tiếp cận và tương tác với người dùng qua các trang mạng xã hội (Social Media Marketing)
- Quảng cáo bằng các công cụ tìm kiếm online (SEO/SEM)
- Quảng cáo qua thư điện tử (Email Marketing)
- v.v.
Các hình thức digital marketing vừa được nhắc đến vận hành trên 5 nền tảng kỹ thuật số. 5 nền tảng chính thường được các digital marketers dùng để tiếp cận và tương tác với khách hàng bao gồm:
- Website (nền tảng cốt lõi)
- Mạng xã hội (Social Media)
- Công cụ tìm kiếm online (Search Engines)
- Thư điện tử (Email)
- cuối cùng ứng dụng điện thoại thông minh (Mobile).
Việc hiểu rõ các nền tảng cốt lõi này sẽ giúp các digital marketers sử dụng ngân sách để tiếp cận người dùng một cách hiệu quả hơn. Hình thức marketing qua internet TV đang rất phổ biến đặc biệt là các nước đang phát triển. Hiện tại hình thức này đang có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất trong vài năm trở lại đây.
SEO là Chiến lược (Strategy) hay Tactic (thủ thuật)?
“SEO (Search Engine Optimization) có thể vừa là Tactic vừa là Chiến lược dài hạn của doanh nghiệp. Lý do: Khi chiến lược của doanh nghiệp muốn mang về lợi nhuận thì sẽ phải giảm thiểu tối đa chi phí. Dẫn đến phải giảm chi phí cho Performance Marketing vì chi phí cho nó rất khủng. Để có lời, doanh nghiệp phải đi đến dùng SEO như một chiến lược tiếp thị với chi phí thấp hơn hoặc hầu như rất ít. Việc này cũng hợp lý với hành vi tìm kiếm của Khách hàng. 70% khách hàng vẫn tin tưởng kết quả tìm kiếm tự nhiên hơn là quảng cáo. Điểm khác biệt của SEO bên cạnh chi phí thấp đó là hiệu quả sẽ chậm, tính bằng năm mới có kết quả.”
__ Chia sẻ từ anh Andy Hoang (Growth Hacker SEA/Fintech/Edtech/Retail)
Tuy nhiên không phải khách hàng nào cũng tiếp cận được thông qua Digital Marketing. Các khách hàng ở nông thôn, vùng mà Internet chưa ổn định và phổ biến thì Marketing truyền thống vẫn đem lại hiệu quả nhất định. Ví dụ như ở Việt Nam, có 40M internet users, tức có nghĩa hơn 50M người Việt Nam vẫn chưa tiếp cận được Internet. Một chiến lược marketing để lựa chọn tỷ trọng Digital vs Traditional phụ thuộc tất yếu và hành vi người dùng bản địa.
So sánh traditional marketing và digital marketing
Traditional Marketing | Digital Marketing |
|
|
II. ĐỊNH HƯỚNG & CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN NGÀNH MARKETING
Kĩ năng “nhập môn” Marketing
(Tham khảo)
Hầu như đa số các nhà tuyển dụng không có một khuôn mẫu cụ thể “1+1=2” khi tuyển dụng cho các vị trí khởi điểm nhưng họ hầu hết tìm ở ứng viên các phẩm chất như:
Kĩ năng giao tiếp – Bậc thầy của ngôn ngữ
Quay trở lại với định nghĩa về Marketing, đó chính là sự giao tiếp giữa nhãn hàng với người tiêu dùng để thuyết phục họ sử dụng sản phẩm.
Giao tiếp trong Marketing có thể xuất hiện dưới các dạng như lên ý tưởng bài viết truyền thông, chuẩn bị kịch bản chương trình quảng cáo, hay soạn thảo marketing emails,..Truyền tải thông điệp cũng rất quan trọng khi các marketers ngoài việc giao tiếp với những đối tượng khách hàng, họ còn phải làm việc cùng cả một team để đem tới một chiến dịch marketing hoàn hảo nhất.
Kỹ năng thuyết trình trước đám đông – Bản lĩnh của phát ngôn viên
Khi bắt đầu một kế hoạch mới, các marketers cần trình bày về ý tưởng của mình cho khách hàng, hoặc đồng nghiệp. Thậm chí nhiều loại hình marketing còn yêu cầu thực hiện những bài thuyết trình trước nhóm nhiều người gồm khách hàng tiềm năng. Vì lẽ đó việc trang bị cho bản thân sự tự tin và bản lĩnh để đem tới bài nói mạch lạc và thuyết phục nhất là hết sức cần thiết. Để tránh đi vào những bài thuyết trình mang tính hàn lâm, người thuyết trình nên chuyển thành câu chuyện sẽ dễ đi vào tâm trí người nghe.
Sự sáng tạo – Những bộ óc “điên rồ”
Để không trở nên nhàm chán, marketers cần có khả năng liên tục đem tới những ý tưởng mới và độc đáo để thu hút đối tác và nhóm khách hàng mục tiêu. Từ việc lựa chọn mẫu thiết kế, lên ý tưởng chủ đề,… tất cả đều yêu cầu bạn phải có tư duy suy nghĩ “bên ngoài chiếc hộp”.
Thế nhưng, bay đúng nơi hạ cánh đúng chỗ, hãy đảm bảo rằng những suy nghĩ đủ điên, nhưng vẫn thừa khả thi để đem từ trang giấy tới đời thực nhé!
Kỹ năng phân tích dữ liệu – Hiểu đúng, dùng hay
Để tối ưu hoá các hoạt động marketing, việc phân tích dữ liệu khách hàng là tối quan trọng. Việc hiểu đúng và tận dụng tối đa nguồn dữ liệu khổng lồ này có thể giúp marketers đem tới những chiến dịch chuẩn chỉnh và có ảnh hưởng hơn, và tất nhiên đem tới hiệu quả kinh doanh vượt trội cho doanh nghiệp. May mắn thay hiện nay đang có rất nhiều phần mềm hỗ trợ công việc này như Power BI hay Datastudio, các số liệu được xử lý real-time khiến việc tối ưu dựa trên dữ liệu trở nên nhanh chóng và dễ dàng.
Nắm bắt công nghệ, xu hướng – Những đứa con của thời đại 4.0
Marketers cần phải sử dụng những phần mềm quản lý dự án để kiểm soát tiến trình của một chiến dịch chủ đạo, sử dụng phần mềm phân tích để đánh giá hiệu quả truyền thông của một chiến dịch truyền thông trên mạng xã hội,…
Thế nên hãy sẵn sàng trang bị cho bản thân những kỹ năng cần thiết và độ hiểu biết nhất định với các thiết bị công nghệ để bản thân không bị hẫng khi bước chân vào môi trường marketing chuyên nghiệp. Đừng bao giờ ngừng học hỏi và cập nhật bởi công nghệ vẫn liên tục thay đổi và phát triển từng ngày, bạn nhé!
Các công ty công nghệ, khởi nghiệp hàng đầu thế giới đều là bậc thầy bắt “trend” và áp dụng công nghệ để lồng ghép một cách tinh tế thương hiệu của mình vào quảng cáo.
Cơ hội nghề nghiệp
ĐỘI NGŨ DIGITAL MARKETING: Các “giang hồ” online, chuyên trị đủ các thể loại, từ chạy quảng cáo (ads) cho đến việc tạo ra các nội dung “ngàn like” trên Facebook:
SEO Specialist – Các “phù thuỷ” Google:
Nằm lòng các thuật toán của “bác gúc gồ” là kỹ năng cần có của một chuyên viên SEO. Nhiệm vụ của họ là thu hút người tiêu dùng đến với website của doanh nghiệp sau khi tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ bằng từ khoá. SEO vốn là từ viết tắt của Search Engine Optimization. Trên thực tế, SEO không chỉ gói gọn ở việc quảng cáo trên Google mà còn ở nhiều ứng dụng tìm kiếm khác như Bing, Yahoo, Ask.com, v.v.
Performance Marketing Specialist – “Thánh” xài sang:
Đây là những nhân vật có máu mặt trong giới digital marketing bởi họ nắm trong tay budget cỡ “khủng” và có khả năng “hô mưa gọi gió” trên khắp các kênh kỹ thuật số (digital channels). Nhiệm vụ của người làm Performance Marketing có thể trải dài từ những bài quảng cáo trên mạng xã hội (Social Media Ads), cho đến những mẩu quảng cáo hiển thị (Display Ads) trên các trang web, v.v.
Content Specialist – Chuyên gia mạng xã hội hay “Những con người sống ảo”
Tuy Content Marketing chỉ là 1 phần trong Digital Marketing nhưng nó lại là một cầu nối 2 chiều hiệu quả giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Việc của các chuyên gia Content Marketing là xây dựng, phát triển và bảo trì cây cầu đấy.
ĐỘI NGŨ AGENCY: Đội ngũ sáng tạo (tối cũng vẫn tạo) để đưa ý tưởng thành hiện thực:
Content Creator/Copywriter – “Nghĩ ý tưởng. Viết nó ra. Sửa nó theo comment của khách hàng.”
Họ là người chuyên viết slogan, lời, kịch bản cho các đoạn quảng cáo phát trên các phương tiện thông tin đại chúng; nhằm thuyết phục người nghe/đọc mua một sản phẩm/dịch vụ hoặc truyền tải một thông điệp nào đó đến khách hàng.
Graphic Designer – “Nghĩ ý tưởng. Vẽ nó ra. Sửa nó theo yêu cầu khách hàng.”
Người sản xuất ý tưởng qua hình ảnh. Tất cả những mẫu print ads độc đáo và lạ mắt hay các mẫu thiết kế 3D chi tiết, sống động đều được tạo ra bởi Graphic Designer.
Account Executive – “Ra quyết định. Bán ý tưởng. Thực thi thành công.”
Chức vụ cơ bản nhất trong bộ phận Account của một agency. Người có trách nhiệm phục vụ cũng như nhận những yêu cầu từ khách hàng (client) trong một công ty quảng cáo (agency). Họ chịu trách nhiệm phối hợp với các bộ phận sáng tạo, truyền thông và sản xuất từ đầu cho đến khi dự án kết thúc.
Public Relations (PR) – Quan hệ công chúng.
Đội ngũ “tắc kè hoa” chuyên đi xây dựng hình ảnh thân thiện, lành mạnh cho các công ty cũng như phát tán hình ảnh này với giới truyền thông để lôi kéo sự chú ý của người tiêu dùng về công ty và sản phẩm.
Brand Manager – Kẻ nuôi dưỡng thương hiệu
Nếu như khi bạn nghe thấy tên 1 thương hiệu quen thuộc và bạn cảm thấy vui và sẵn sàng mua để thử sản phẩm của thương hiệu đó thì brand manager nào đó đang làm đúng công việc của mình: đảm bảo sản phẩm và dịch vụ đi kèm đang làm hài lòng khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng bằng cách nghiên cứu thông số bán hàng và tình hình thị trường (xu hướng và đối thủ), xây dựng quan hệ với đối tác, khách hàng và các team khác trong công ty.
Graphics:
- Traditional vs. digital marketing:
- Digital Marketing platforms:
PHỤ LỤC
Các tài liệu tham khảo
- https://seths.blog/
- Workflow between Agency & Client (Inhouse) (Download tài liệu để đọc được)
- A typical day in the life of a PR
- A typical day in the life of an account executive
- A typical day in the life of a product marketing manager
- Xem review những quyển sách hay về thương hiệu, truyền thông và kinh doanh
- Nắm vững các thuật ngữ về Digital Marketing
- Tham khảo 20 chiến dịch Marketing & Advertising nổi bật
Nguồn để tìm hiểu thêm
- Adweek – For Ad Campaigns & Job Postings In Us & Eu
- Marketingsherpa – For Marketing Industry Research Articles
- Cuocsongagency – For Ad Campaigns & Job Postings In Vietnam
- Brandsvietnam – For Marketing Wiki & Job Postings In Vietnam
- Campaignasia – For Asia Pacific Marketers
- Other Sources: Https://Blog.Bufferapp.Com/Marketing-resources
Nguồn được sưu tầm và biên tập cho bài viết
- Marketingsherpa
- Https://Blog.Bufferapp.Com/Marketing-resources
- https://www.360psg.com/blog/the-difference-between-digital-marketing-traditional-advertising
- https://jobsgo.vn/blog/digital-marketing-la-gi-so-do-nghe-nghiep-nganh-digital-marketing/
- https://phamdinhquan.net/cach-bat-dau-hoc-marketing/?fbclid=IwAR0R_KkFf8_s_XmBayYVR6npTJeHe8Gvz8TS5QT0OrIlap6fdlzeiqOwfac
Sách:
- https://www.amazon.com/End-Marketing-We-Know/dp/0887309836
- https://tiki.vn/bi-mat-dotcom-p545773.html?spid=1113430