KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH TÀI CHÍNH (WHAT) 

Tài chính là một trong những ngành nghề với nhu cầu rất lớn về lao động trong mọi nền kinh tế và ngày càng được nhiều bạn trẻ lựa chọn theo đuổi. Định nghĩa đơn giản nhất về “tài chính” là một môn học về tiền. Tiền là một công cụ giúp trao đổi hàng hóa và tích trữ tài sản trở nên nhanh chóng và tiện lợi. Cùng với sự phát triển của xã hội, vai trò của đồng tiền càng trở nên quan trọng và ngày càng phức tạp, từ đó “tài chính” mới ra đời. Cụ thể hơn, “tài chính” là một môn khoa học về sự quản lý và điều phối dòng tiền, ngân hàng, các khoản đầu tư, tài sản và vốn. Tài chính bao gồm việc quản lý, tìm kiếm, nghiên cứu về tiền, ngân hàng, nợ, đầu tư, tài sản. Tất cả những việc trên hình thành nên hệ thống tài chính mà chúng ta vẫn sử dụng mỗi ngày. 

TẠI SAO LỰA CHỌN NGÀNH TÀI CHÍNH? (WHY)

Từ khía cạnh của những người có thâm niên trong ngành, có nhiều lí do khác nhau để chọn theo đuổi ngành tài chính tùy vào câu chuyện cá nhân của từng người. Tuy nhiên đây là những lí do phổ biến nhất

  • Có niềm đam mê, quan tâm tìm hiểu những yếu tố vi mô, vĩ mô trên thị trường và cách thị trường biến động, doanh nghiệp thay đổi với các yếu tố trên. Hứng thú tìm hiểu về cách vận hành của công ty, doanh nghiệp, đặc biệt là về các hoạt động tài chính vì tính chất công việc trong rất nhiều tổ chức tài chính như ngân hàng đầu tư, ngân hàng thương mại, quỹ tín dụng, công ty chứng khoán, công ty tư vấn dịch vụ tài chính… đòi hỏi sự am hiểu về những mảng kiến thức này
  • Top-ranked: Tài chính luôn là một trong những ngành được yêu thích của sinh viên và có thu nhập cao trong các bảng xếp hạng nghề nghiệp. Hơn thế nữa, khác với một số ngành đặc thù như bác sỹ, dược sỹ, một số nhánh của tài chính không đòi hỏi cần có kiến thức chuyên sâu ngay từ ban đầu mà có thể tích luỹ trong lúc làm việc. 
  • Challenge yourself everyday: Thị trường tài chính biến động mỗi ngày, và mỗi ngày các chuyên viên tài chính đều phải đối mặt với các vấn đề không giống nhau từ thị trường, các nhà đầu tư và ngay chính cả đồng nghiệp của họ. Chính vì vậy, các chuyên viên tài chính luôn phải cập nhật tin tức và kiến thức mỗi ngày để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 
  • Problem solve in real-time: Ngày nay, công nghệ đã thay đổi cuộc sống của con người một cách chóng mặt và tài chính cũng không ngoại lệ. Thị trường tài chính được vận hành bởi công nghệ và phần mềm. Các chuyên viên tài chính luôn là những người có thể làm nhiều việc cùng một lúc một cách nhanh chóng. 
  • Mở rộng mối quan hệ với nhiều người, ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Đặc biệt là những vị trí công việc trong ngành dịch vụ tài chính, vì tính chất công việc cho phép những người làm trong ngành này tiếp xúc với rất khách hàng từ nhiều công ty, ngành nghề, lĩnh vực trong nền kinh tế

ĐỊNH HƯỚNG & CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN NGÀNH TÀI CHÍNH (HOW)

  • BECOME A FINANCIAL PROFESSIONAL

Hầu hết các nhân viên tài chính đều là những người có tính cách hướng ngoại, có khả năng hoà đồng và làm việc tập thể tốt vì ngành tài chính nói chung và đặc biệt là đầu tư thường phải giao tiếp rất nhiều. Hơn thế nữa, họ cũng có khả năng nắm bắt và xử lý tình huống một cách nhanh chóng. Nhưng điều đó không có nghĩa người hướng nội không thể làm tài chính, hiện nay các ngân hàng và tổ chức đầu tư tài chính đang rất cần những “quant finance” để xây dựng mô hình tài chính/ dự đoán rủi ro cho các khoản đầu tư. Những chuyên viên này thường ở “back-office” và “middle office” thì không cần phải quá hoạt ngôn hoạt kỹ năng giao tiếp thượng thừa. Những nhân viên tài chính cần có “intellectual curiosity” vì tài chính là “expect the unexpected” và “calculated risks”. Để có thể làm được điều đó thì người trong ngành tài chính phải là người độc lập, tự chủ và biết cách sắp xếp, cân bằng quỹ thời gian của bản thân. 

Những kiến thức và kỹ năng cần thiết 

  • Kinh tế vi mô, vĩ mô và kinh tế tài chính
  • Toán tài chính
  • Kỹ năng phân tích vấn đề 
  • Kỹ năng nắm bắt và giải quyết tình huống nhanh
  • Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình tốt 
  • CÁC CHỨNG CHỈ TÀI CHÍNH

Financial Risk Manager (FRM) Chartered Financial Analyst (CFA)
Requirements Pass Exams and 2 years of professional experience A bachelor degree, Pass 3 levels of exams and 4 years of professional experience
Exam parts FRM part 1

FRM part 2

CFA ® level I 

CFA ® level II 

CFA ® level III

Pass rate 40% – 45% 35% – 42%
Job related to  Banking, Risk Management/Assessment, Insurance Investment banking, portfolio management, Financial research
Course Structure Quants, Derivatives, Portfolio Management, Market Risk, Credit risk, Operation Risk & Basel Ethics, Quants, Economics, FRA, Corporate Finance, Equity, Fixed Income, Derivatives, Alternative Investment, Portfolio Management
Question type Multiple choices Multiple choices and essay questions
Salary Those with FRM have comparatively lower salary. However, after the mortgage crisis, FRM popularity rose as well as its holders CFA has been widely known in the financial industry and those with CFA tend to have higher compensation backets and broader opportunities to seniority

Ngoài ra, các chứng chỉ khác được phổ biến trong các công ty public accounting như ACCA, CPA. Nhưng, CFA và FRM dành cho những bạn có xu hướng thiên về đầu tư và quản lý rủi ro. 

  • NHÀ TUYỂN DỤNG LÀ AI?

Vì tài chính là một ngành rất rộng và bao hàm nên thị trường lao động trong ngành này cũng hết sức sôi nổi và đa dạng. Sinh viên học ngành tài chính hoặc có định hướng làm trong ngành tài chính có thể tìm kiếm cơ hội việc làm trong các tổ chức sau:

  • Ngân hàng thương mại: Vietcombank, Vietinbank, ACB…
  • Bộ phận tài chính trong các công ty, doanh nghiệp: Bộ phận tài chính trong công ty Unilever, Hòa Phát, Vingroup…
  • Quỹ tín dụng
  • Công ty chứng khoán: HSC, SSI…
  • Công ty dịch vụ tài chính: Deloitte, PwC, KPMG, EY…
  • Công ty quản lí tài sản và đầu tư: VinaCapital, Mekong Capital, Dragon Capital
  • Công ty bảo hiểm: Prudential, Manulife…
  • Công ty đầu tư và dịch vụ bất động sản: CBRE, Novaland, Vingroup…

Nói chung, Tài Chính được chia thành 4 mảng lớn: ngân hàng thương mại, tài chính doanh nghiệp, các công ty dịch vụ tài chính và các quỹ đầu tư. Trong đó, ngành đầu tư vì còn khá mới tại Việt Nam nên khó có thể tìm kiếm thông tin về khái niệm và thị trường hiện tại của ngành. Các bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về mảng Đầu tư, đặc biệt là khái niệm “buy-side” và “sell-side” thì click tại đây (link đến bài phân biệt “buy-side” và “sell-side”)

  • NHỮNG THÁCH THỨC KHI LÀM VIỆC TRONG NGÀNH TÀI CHÍNH

Mặc dù được xem là một trong những ngành nghề lí tưởng của sinh viên với mức thu nhập cạnh tranh, môi trường học hỏi và tích lũy kiến thức và kĩ năng tuyệt vời, cũng như những mối quan hệ rộng trong ngành, những thách thức trong ngành tài chính là những yếu tố cần cân nhắc khi lựa chọn ngành này

  • Áp lực công việc: Ngành tài chính đặc biệt áp lực hơn các công việc khác khối lượng công việc lớn, đặc biệt là những giai đoạn cao điểm như cuối quý, cuối năm khi các công ty cần chuẩn bị những tài liệu, báo cáo tài chính. Ngoài ra, sự chuẩn xác và cần thận trong quá trình phân tích công ty, thị trường cũng tạo ra áp lực rất lớn cho những người làm trong ngành
  • Thời gian làm việc: Mặc dù đa số các công việc trong tài chính có thời gian làm việc trung bình khoảng 40 – 60 giờ một tuần (trừ những giai đoạn cao điểm). Tuy nhiên với một số mảng trong tài chính như chuyên viên phân tích trong ngân hàng đầu tư (Investment Bank Analyst), thời gian làm việc mỗi tuần trung bình từ 80 – 100 tiếng.
  • Thị trường lao động ngành cạnh tranh khắc nghiệt: Tài chính là một trong những ngành có nguồn cung lao động cao nhất mà nguồn cầu công việc tại Việt Nam lại không nhiều như các ngành nghề khác. Đối với ngành Tài Chính – Đầu Tư, đây còn một khái niệm tương đối mới tại thị trường Việt Nam, thị trường chứng khoán nước mình ra đời vào năm 1996 so với Mỹ vào năm 1792, do đó số lượng công ty chứng khoán hoặc quỹ đầu tư vẫn còn giới hạn. Đối với các vị trí Financial Analyst, họ có thể cần nhiều kế toán và kiểm toán viên nhưng chuyên viên Tài Chính – vì là người hoạch định chiến lược nên họ chỉ cần một số ít Analyst và họ phải là người thật sự xuất sắc. Do đó việc chứng minh bản thân và tính cách không ngừng học hỏi là yếu tố rất cần thiết cho những ai theo ngành.
  • Đạt các chứng chỉ trong ngành không phải điều dễ dàng: Những chứng chỉ như CFA, FRM là bằng chứng chứng minh năng lực và kỹ năng đối với các chuyên viên tài chính, tuy nhiên để đạt được các chứng chỉ này đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc về mặt thời gian, cũng như tài chính. Theo số liệu từ Viện CFA, có tỉ lệ đạt CFA level 1 là 43%, tỉ lệ này cho Level 2 và 3 lần lượt là 45%, và 56%. Ngoài ra, chi phí cho từng kỳ thi cũng không phải nhỏ. Đối với kỳ thi CFA, lệ phí thi cho từng Level là $950 (khoảng 23 triệu đồng) chưa kể chi phí ôn luyện và tài liệu
  • SINH VIÊN CẦN CHUẨN BỊ GÌ ĐỂ BẮT ĐẦU SỰ NGHIỆP TRONG NGÀNH TÀI CHÍNH

  1. Tìm hiểu những con đường sự nghiệp trong ngành tài chính và sớm xác định định hướng bản thân muốn theo đuổi
  2. Tập trung học các lớp liên quan như kế toán, kinh tế, tài chính, toán, xác suất, ngôn ngữ lập trình. Nâng cao kĩ năng tin học văn phòng (Microsoft Suite: Excel, Powerpoint, Word)
  3. Tham gia các hoạt động ngoại khóa để tăng cường kĩ năng mềm như giao tiếp, quản lí thời gian, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng lãnh đạo và mở rộng mối quan hệ
  4. Trao đổi với những anh, chị trong nghề để có thêm sự hiểu biết và thông tin về ngành cũng như xây dựng mạng lưới network giúp cho việc phát triển sự nghiệp
  5. Tìm kiếm các cơ hội thực tập tại trong phòng tài chính của các công ty hoặc các công ty về dịch vụ tài chính

 

BỐI CẢNH & XU HƯỚNG NGÀNH TÀI CHÍNH (COMPARE)

Ở Mĩ, châu Âu và các nước có thị trường chứng khoán lớn và phát triển, thị trường lao động cho ngành Tài chính – Ngân hàng lớn nhưng càng ngày càng cạnh tranh và thường được biết đến là một trong những khối ngành với tỉ lệ nhận thấp nhất. Đặc biệt cho sinh viên quốc tế, sự cạnh tranh này còn trở nên gay gắt hơn khi họ chỉ có những lựa chọn là những công ty lớn có đủ khả năng và sẵn sàng tài trợ visa việc làm H1B.

Tại Việt Nam, khối lượng cung với hàng trăm ngàn cử nhân Tài chính – Ngân hàng hàng năm là rất lớn, vượt quá gấp nhiều lần nhu cầu tuyển dụng của các ngân hàng và các tổ chức, quỹ đầu tư. Sinh viên Việt Nam mới ra trường phần lớn được nhận xét là còn thiếu sót về kĩ năng mềm, không có nhiều hiểu biết đầy đủ về ngành và đặc biệt chưa biết tận dụng các mối quan hệ (network) để tìm kiếm cơ hội cho mình. Trong khi đó, các công ty với tỷ lệ thôi việc (turnover rate) thấp có xu hướng đòi hỏi nhiều yêu cầu cao hơn ở ứng viên, đặc biệt đối với các quỹ đầu tư.

Tài chính là một ngành chủ chốt có vai trò quan trọng trong sự phát triển của một nền kinh tế. Để thành công trong ngành này, các bạn sinh viên cần trang bị các kĩ năng cần thiết gồm cả kĩ năng cứng (phân tích tài chính, thị trường) và các kĩ năng mềm (giao tiếp, làm việc nhóm, thích nghi với môi trường). Tuy ngành tài chính gắn liền với áp lực công việc lớn, ngành này vẫn thu hút một số lượng lớn các bạn sinh viên sau khi ra trường bởi sự hấp dẫn bởi nhiều lý do như tính chất đa dạng của công việc và nguồn thu nhập cao. Để có được quyết định phù hợp cho bản thân, bạn cần tìm hiểu kĩ lưỡng thông qua nhiều nguồn thông tin, nói chuyện với những người đã làm trong ngành và tốt nhất là có những trải nghiệm thực tế thông qua những kì thực tập. Nếu quyết định theo đuổi ngành tài chính chỉ đến từ những áp lực gia đình, xã hội, bạn sẽ khó có thể phát triển và cảm thấy hạnh phúc với lựa chọn nghề nghiệp của mình. Còn nếu bạn theo đuổi tài chính và tìm thấy ý nghĩa và niềm vui từ công việc mình làm, thì đây là ngành mà bạn nên tiếp tục theo đuổi để chinh phục thành công.

 

CÁC NGUỒN THAM KHẢO (SOURCES)

https://www.morganstanley.com/ideas/female-leaders-in-finance

https://corporatefinanceinstitute.com/resources/knowledge/finance/what-is-finance-definition/

https://www.investopedia.com/ask/answers/what-is-finance/

https://finance.yahoo.com/news/frm-vs-cfa-173956740.html

https://corporatefinanceinstitute.com/resources/careers/map/

0 0 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x
VietAbroader