[Bài gốc: A Five-Minute Guide to Ph.D Program Applications, Philip Guo, Assistant Professor, UC San Diego]

VietAbroader Grad Insight xin được dịch lại bài viết trên blog của Giáo sư Guo, Đại học bang California tại San Diego với tiêu đề “Hướng dẫn trong 5 phút về việc nộp hồ sơ bậc học Tiến sĩ”.

Mười năm trước, tôi viết một vài lời khuyên cho việc nộp hồ sơ bậc Tiến sĩ ngay sau khi nộp hồ sơ bậc Tiến sĩ ngành Khoa học Máy tính. Bài viết này được cải thiện dựa trên bài viết đó, khi mà tôi đã làm việc trong ban tuyển sinh trong suốt 4 năm qua với tư cách một giáo sư ở 2 trường đại học khác nhau (và ở hai khoa khác nhau, Khoa học máy tính và Khoa học Nhận thức). Cho đến nay, tôi đã đánh giá khoảng 600 hồ sơ Tiến sĩ. Điều đó có nghĩa là tôi đã đọc khoảng 600 bài luận và 2,000 thư giới thiệu ( 3-4 thư / 1 ứng viên).

Bài viết này sẽ mất khoảng 5 phút để đọc. Đây cũng là khoảng thời gian dài nhất mà hồ sơ của bạn được đọc. Khi ở trong ban tuyển sinh, tôi đọc khoảng 150 hồ sơ [một năm], vì thế tôi sẽ dành 3 đến 5 phút để đọc một hồ sơ và xếp nó vào một trong 3 nhóm: tốt, ổn, và kém. Sau đó tôi sẽ nói chuyện với các giáo sư ở trong các ngành nhỏ liên quan để học đọc kĩ hơn một vài hồ sơ.

Quyết định cuối cùng được đưa ra khác biệt tùy thuộc vào tiêu chuẩn và giới hạn của từng khoa. Nhưng không ai kiểm soát được những yếu tố này. Tuy nhiên, cho dù bất kì điều gì, bạn luôn muốn hồ sơ của mình ở nhóm tốt.

Hồ sơ Tiến sĩ là gì?

Bước đầu tiên để tiến được đến nhóm tốt là hiểu được bộ hồ sơ Tiến sĩ thực sự là gì trước khi bạn viết chúng:

Một bộ hồ sơ Tiến sĩ là một yêu cầu để ai đó đầu tư $500,000 và năm năm kèm cặp để bạn có thể tạo ra những nghiên cứu mới thông qua việc xuất bản nghiên cứu của mình. Chi tiết cụ thể về chi phí “đầu tư” khác biệt tùy vào các khoa, trường, nhưng tính chất chung của bộ hồ sơ là không thay đổi

Khi đọc hồ sơ, tôi thường tự hỏi rằng: Liệu tôi có cảm thấy thoải mái để mình hoặc một đồng nghiệp của mình đầu tư tiền và thời gian vào ứng viên này? Nhiệm vụ của bộ hồ sơ của bạn là giúp tôi nói CÓ một cách thuyết phục.

Cụ thể hơn, điều này có nghĩa là hồ sơ của bạn cần phải chỉ ra được bạn từng có xuất bản khoa học trong ngành hẹp bạn chọn, hoặc bạn có tiềm năng làm điều đó trong một thời gian ngắn. Tất cả các yếu tố khác chỉ là thứ yếu.

Yếu tố tiên quyết: Mật độ nghiên cứu

Theo kinh nghiệm bản thân, điều phân biệt giữa [hồ sơ] tốt và [hồ sơ] xấu là mật độ nghiên cứu. Một hồ sơ có mật độ nghiên cứu cao là một hồ sơ có rất nhiều nội dung liên quan đến quá trình bạn làm nghiên cứu. 

Điều này có nghĩa là phần lớn bài luận của bạn sẽ nói về nghiên cứu của bạn, chứ không phải về những cảm hứng thời niên thiếu hay về quá trình bạn đi học, cũng không phải về học tập trên lớp hay hoạt động ngoại khóa. Một điểm yếu thường gặp là ứng viên dành một phần lớn thời gian kể về tuổi thơ của mình. Nhìn chung, không nên đề cập tới khoảng thời gian trước đại học.

Dưới đây là các ví dụ về các bài luận có mật độ nghiên cứu cao của chính tôi và các học sinh trước đây của tôi: ví dụ của chính tôi, của Mitchell Gordon (Stanford CS Ph.D.), và của Jeremy Warner (UC Berkeley CS Ph.D.).

Theo ý kiến khách quan của tôi, đây là những mẫu bài luận tốt để tham khảo.

Những bài luận kém tôi đọc thường lê thê và không có đủ mật độ nghiên cứu. Hãy cố gắng viết bài luận ngắn và có mật độ nghiên cứu cao nhất có thể.

Việc có một hồ sơ với mật độ nghiên cứu cũng yêu cầu ứng viên có thư giới thiệu thể hiện với mật độ nghiên cứu tương tự. Ví dụ, một bức thư giới thiệu chỉ nói về việc bạn học giỏi như thế nào sẽ khó thuyết phục ban tuyển sinh vì mật độ nghiên cứu của nó bằng 0. Thư giới thiệu từ một công việc không liên quan đến nghiên cứu cũng không có mật độ nghiên cứu. Khi các yếu tố khác ngang hàng, ứng viên có thư giới thiệu với mật độ nghiên cứu cao hơn chiến thắng. 

Để đọc được nhiều ví dụ về những bài luận xuất sắc, hãy xem thêm ở đây.

Cách tôi đọc hồ sơ

Những người sẽ đọc hồ sơ tiến sĩ là các giáo sư như tôi, chứ không phải một nhân viên chuyên phụ trách tuyển sinh. Đây là cách tôi dành ra 3 đến 5 phút đánh giá từ hồ sơ, thường sẽ theo thứ tự sau

  1. CV/ Sơ yếu lí lịch (tối đa 30 giây):
  • Có mật độ nghiên cứu dày đặc không?
  • Có dài quá không? Tối đa 3 trang
  1. Bài luận (tối đa 1 phút):
  • Có mật độ nghiên cứu dày đặc không?
  • Có dài quá không? Thường từ 1 – 2 trang
  • Ứng viên có hiểu hồ sơ tiến sĩ là gì? Đọc lại phần trước để tham khảo
  1. Điểm chuẩn hóa (tối đa 30 giây):
  • Điểm phẩy trên lớp: Sẽ hơi nghi ngại nếu quá thấp, nhưng thường không quan tâm. Các ứng viên với kinh nghiệm nghiên cứu tốt thường hiếm có điểm số quá thấp, và cả kể khi điều đó xảy ra, tôi cũng không quan âm lắm. Tuy nhiên điểm phẩy cao từ một trường đại học tốt là /một tín hiệu tích cực.GRE: tệ nếu rất thấp, ngoài ra không quan tâm. (Tham khảo thêm bài viết về GRE của VietAbroader Grad Insight ở đây [link bài GRE của Bách])
  • TOEFL: tệ nếu dưới 100, ngoài ra không quan tâm
  1. Thư giới thiệu (tối đa 1 phút mỗi thư):
  • Có mật độ nghiên cứu dày đặc không?
  • Nếu thư không đề cập đến kinh nghiệm nghiên cứu, tôi sẽ bỏ qua.
  • Độ dài của bức thư? 2 trang thường sẽ tốt hơn 1 trang. Bạn không thể kiểm soát được điều này nhưng bạn có quyền chọn lựa người viết cho mình một bức thư tốt.
  • Người viết thư bỏ ra bao nhiêu công sức để làm bạn nổi bật hơn so với hàng trăm ứng viên khác?

Lời kết

Nếu bạn có một bộ hồ sơ với mật độ nghiên cứu dày đặc, bạn đã thực hiện bước đầu để lọt vào nhóm ứng viên tốt. Bây giờ bạn sẽ phải đối đầu với vô vàn ứng viên khác cũng có có hồ sơ với kinh nghiệm nghiên cứu dày đặc, nhưng ít nhất bạn vẫn đang ở trong “cuộc đấu” này.

Điều quan trọng tiếp theo cần được làm là giúp các giáo sư không trong ngành hẹp của bạn đọc hồ sơ của bạn một cách dễ dàng hơn. Trong hơn 100 hồ sơ tôi đọc, tôi không là chuyên gia trong phần lớn những lĩnh vực của những nghiên cứu đó. Vì thế, một điều rất quan trọng làm được làm nổi bật là thể hiện được tầm quan trọng của những dự án nghiên cứu của bạn, vị trí cụ thể của bạn trong từng dự án, và kết quả của dự án – một bài báo được xuất bản hoặc một bước tiến quan trọng đến việc xuất bản bài báo.

Một lời khuyên là không nên dùng cỡ chữ quá bé. Những giáo sư đọc hồ sơ của bạn thường lớn hơn bạn cả một hoặc một vài thập niên, và thường thị lực sẽ suy yếu với tuổi tác. 

Cuối cùng, việc email cho giáo sư mà bạn muốn làm việc cùng là hoàn toàn bình thường – chỉ sau khi bạn nộp hồ sơ với mật độ nghiên cứu cao của mình. Hãy chắc chắn rằng hãy viết một bức thư cụ thể cho từng giáo sư, không phải là một bức thư đại trà cho tất cả mọi người. Chúng tôi thường xét duyệt hồ sơ một đến hai tháng sau hạn nộp hồ sơ, vì thế đấy là thời điểm tốt nhất để gửi email. Khả năng tốt nhất là bạn sẽ được để ý, còn tệ nhất, họ sẽ xóa email của bạn.

Thời gian 5 phút đã hết. Chúc các bạn may mắn!

Trên đây là bài dịch về một lời khuyên ngắn gọn nhưng vô cùng hữu ích đến từ thầy Guo. VietAbroader hi vọng những “insider tips” này sẽ giúp các bạn dễ dàng gặt hái được thành công hơn trong mùa tuyển sinh sắp tới nhé!

0 0 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x
VietAbroader