Mục tiêu của bài luận cá nhân là gì? Vì sao nó lại quan trọng đến như vậy? Và đây là câu trả lời đến từ cô Jennifer Blask, giám đốc điều hành du học sinh của trường đại học Rochester:

Phần lớn của hồ sơ nộp đại học là về những điều xảy ra trong quãng thời gian đã qua: điểm số, các lớp học cấp Ba, các hoạt động học sinh đã tham gia trong các năm qua. Bài luận cá nhân sẽ là cơ hội cho các em chia sẻ nhiều hơn về bản thân là ai, và những điều các em sẽ mang đến với cộng đồng trường học của chúng tôi.

Nói đơn giản, họ muốn thấy bạn là ai qua bài luận cá nhân của bạn. Bài luận cá nhân này sẽ là cầu nối giữa bạn và ban tuyển sinh, trong đó, bạn chính là người kể chuyện, còn khán giả của bạn chính là các giáo sư trong ban tuyển sinh ở trường đại học mà bạn mong muốn được học. 

  1. Lên ý tưởng cho câu chuyện của bạn

Trước khi chúng ta bước vào cách tìm hiểu cấu trúc và nội dung cho một bài luận cá nhân, thì chúng ta phải lên ý tưởng cho nó. Dưới đây là một vài bài tập hiệu quả từ College Essay Guys mà mình đã áp dụng để giúp cho quá trình lên ý tưởng luận cá nhân dễ dàng hơn. 

  1. Bài tập chiếc hộp gỗ

Hãy tưởng tượng bạn có một chiếc hộp gỗ, và trong đó là vài món đồ do chính bạn chọn ra. Những món đồ này đều là những vật quan trọng, có ý nghĩa đối với bạn, và thể hiện cho những tính cách đặc biệt bạn sở hữu. Nghĩa là, món đồ đó không chỉ là món đồ bạn yêu thích, mà còn là một phần quan trọng của cuộc đời bạn. Ví dụ:

The blue Bible my grandma gave me when I was seven. This represents my having been raised in the Presbyterian Church. It represents Wednesday night potluck dinners, summer camp adventures, and trips with my youth group. So this Bible is more than just a Bible.

Danh sách một vài câu hỏi tham khảo: 

  • Đồ vật gợi nhớ bạn đến ngôi nhà đang ở?
  • Đồ vật gợi nhớ bạn đến ba hoặc mẹ?
  • Đồ vật gợi nhớ bạn đến ông hoặc bà?
  • Đồ vật quý báu bạn được bạn thân tặng?
  • Bạn đã từng làm mất hoặc vỡ một món đồ đáng quý chưa?
  • Điều gì hoặc ai dễ khiến bạn cười?
  • Cuốn sách hay nhất bạn từng đọc?
  • Một bí mật của bạn chưa ai từng biết?
  • Âm thanh ngọt ngào nhất bạn từng nghe?
  • Mùi vị ngọt ngào nhất bạn từng nếm?
  • Một thứ bạn từng ăn trộm?
  • Một thứ bạn từng tìm thấy một cách tình cờ?
  • Một món vật bất ly thân?
  • Một điều tồi tệ nhất từng xảy ra với bạn?
  • Một thử thách khó khăn bạn từng phải vượt qua?
  • Một thói quen xấu?
  • Một lần bạn cười sảng khoái đến mức quên hình tượng?
  • Một lần vô cùng xấu hổ trước mặt bạn bè?
  • Một buổi chiều cuối tuần tuyệt vời một mình?
  • Món quà tuyệt vời nhất bạn từng mua được?
  • Bức ảnh yêu thích nhất trong điện thoại của bạn?
  • Một quyết định vô cùng khó khăn bạn phải đưa ra?

Trước khi đến với bài tập thứ hai, thì hãy dành ra một khoảng trống để trả lời những câu hỏi dưới đây:

What’s the toughest lesson you’ve ever had to learn?

What’s your actual power? When did you learn you had it? How’d you develop it?

I wouldn’t be what I am today without ______________________________.

If you have a specific career/ major in mind, tell me why you chose it?

Do any of these answers connect to your essence objects?

  1. Bài tập giá trị cốt lõi

Hãy viết xuống giấy 10 giá trị cốt lõi bạn có, và bạn chỉ nên mất 5 phút cho phần này. 

o community 

o inspiration  

o money

o intellectual status

o financial gain

o laughter

o serenity

o physical challenge

o responsibility

o competition

o career

o fame

o working with others

o freedom

o security

o strength

o self-control

o hunger

o personal development

o trust

o faith

o involvement

o adventure

o vulnerability

o adaptability

o friendship

o excellence

o job tranquility

o power

o passion

o cooperation

o affection

o wisdom

o_______________

o_______________

o challenges

o commitment

o leadership

o helping others

o influence

o wit

o success

o patience

o listening

o diversity

o love

o fast-paced work

o nutrition

o competence

o practicality

o creativity

o excitement

o collaboration

o social change

o beauty

o ecological awareness

o quality relationships

o travel

o decisiveness

o curiosity

o spirituality

o loyalty

o honesty

o independence

o supervising others

o recognition

o accountability

o democracy

o_______________

o_______________

o self expression

o stability

o art

o autonomy

o risk

o balance

o self-discipline

o courage

o family

o empathy

o working alone

o humility

o efficiency

o intensity

o health and fitness

o meaningful work

o my country

o music

o truth

o resourcefulness

o respect

o bravery

o communication

o change and variety

o compassion

o nature

o expertise

o order

o privacy

o close relationships

o religion

o knowledge

o growth

o_______________

o_______________

  1. Bài tập về thử thách

Hãy kẻ xuống một vài ô trên giấy giống như bảng dưới đây, và điền vào đó những thử thách mà chính bạn đã từng trải qua. 

Challenges Effects Feelings Needs What I Did What I Learned
 

 

  1. Hai hình thức cơ bản của một bài luận cá nhân

Có bao giờ bạn kể lại câu chuyện của một bộ phim hay cho bạn bè nghe, nhưng rồi bạn bè lại mắt tròn mắt dẹt nhìn bạn như kiểu, “Ơ mày kể cái gì mà chán phèo vậy.” Không phải là bộ phim đó không hay, mà là do cách bạn kể chuyện chưa cuốn hút được đó. Viết luận cũng tương tự, để biến một ý tưởng hay thành một câu chuyện hấp dẫn cũng phụ thuộc vào cấu trúc bạn chọn cho câu chuyện của bạn. 

Dưới đây là hai hình thức cơ bản cho một bài luận cá nhân.

  • Hình thức kể chuyện (narrative structure): theo kết cấu nguyên nhân – kết quả, một sự kiện này dẫn đến sự kiện khác
  • Hình thức dựng phim (montage structure): như dựng phim, nghĩa là nhiều cảnh phim xảy ra để phục vụ cho một thông điệp chính
  1. Hình thức kể chuyện (narrative structure)

Những nguyên tố cơ bản cho một câu chuyện sẽ là:

  1. Bối cảnh câu chuyện
    2. Biến cố xảy ra
    3. Vấn đề nổi lên
    4. Nút thắt câu chuyện
    5. Phương hướng hành động
    6. Kết quả cuối cùng

Trong phần này, chúng ta sẽ đi qua chi tiết của từng nguyên tố:

Bối cảnh câu chuyện: kể về cuộc sống ngày thường của nhân vật chính (và tất nhiên đó chính là bạn).

Biến cố xảy ra: bỗng dưng, một biến cố xảy ra, khiến cho mọi người cùng phải thắc mắc: ôi, nhân vật chính sẽ phải xử lý như thế nào đây?

Nút thắt câu chuyện: Đây là phần nóng của câu chuyện. Hãy nhớ, trong các bộ phim, đây luôn là phần giữ chân khán giả ở lại, khiến cho họ nôn nóng biết được kết cục của bộ phim là gì, và làm sao để có được kết cục đó. Tình huống trở nên căng thẳng, nhân vật chính phải đưa ra một quyết định quan trọng trong trường hợp vô cùng tiến thoái lưỡng nan.

Vậy thì, nhân vật chính sẽ có phương hướng hành động như thế nào? Đây là lúc cao trào của câu chuyện.

Kết quả cuối cùng cũng chính là bài học mà nhân vật chính đã rút ra sau toàn bộ câu chuyện.

  1. Hình thức dựng phim (montage structure)

Montage là gì? Montage là một kỹ thuật dựng phim, bao gồm tổ hợp chuỗi các đoạn phim ngắn được kết hợp vào một cảnh. Mục đích chính của kỹ thuật montage chính là để tiết kiệm thời gian kể chuyện nhưng vẫn truyền tải được câu chuyện một cách rõ ràng và dễ nắm bắt cho người xem hoặc người đọc. 

Ví dụ cơ bản nhất trong kỹ thuật này là trong các bộ phim tình cảm. Chúng ta thường không xem hết một quãng thời gian dài của hai người yêu nhau, mà chúng ta chỉ thấy: cô chờ anh tan việc về nhà, anh tặng quà sinh nhật bất ngờ cho cô gái, cô nấu một bữa tối cực thịnh soạn mừng anh thăng chức, hai người cùng nhau ngồi trên xe buýt tay trong tay. Một vài cảnh ngắn cũng đủ thể hiện cho người xem biết tình cảm mặn nồng của hai người đó. 

Và khi viết theo cấu trúc dựng phim này, bạn cũng sẽ chỉ mô tả lại một vài sự kiện quan trọng liên quan đến câu chuyện và tính cách bạn muốn tiết lộ cho ban tuyển sinh. 

III. Những câu chuyện vô cùng nhàm chán

Dưới đây là những kiểu luận bạn nghĩ là đặc biệt, thú vị, nhưng đối với ban tuyển sinh thì họ cảm thấy rất nhàm chán và dễ đoán.

Kiểu 1: Viết như một hồ sơ lý lịch

Đây là kiểu mà bạn viết resume dưới dạng các đoạn văn, và cho mỗi hoạt động thì bạn kể từng công việc bạn đã làm. Vấn đề của những bài viết như thế này là resume đã có rồi, và ban tuyển sinh thì muốn biết nhiều hơn về con người của bạn, chứ không phải đọc những nội dung giống nhau dưới các hình thức khác nhau. Để tránh viết như vầy, thì cá nhân bạn phải biết cái gì mà bạn đã có trong hồ sơ của mình rồi, để mình có thể viết về những thứ khác của bản thân.

Một bài luận cá nhân hay sẽ trả lời được câu hỏi “tại sao” và “làm cách nào” về những điều bạn muốn làm và bạn đam mê. Bài luận cũng chính là cơ hội để bạn thể hiện con người thật của mình, bên cạnh những dữ liệu bạn đã cung cấp cho nhà trường, như điểm số, chứng chỉ, hoạt động ngoại khóa. Hãy kể một câu chuyện thú vị cho ban tuyển sinh nghe trong bài luận cá nhân của bạn.

Kiểu 2: Tôi là một học sinh giỏi

Đây là kiểu bài luận mà học sinh kể lể rằng mình học giỏi như thế nào ở trường. Câu chuyện thì bài nào cũng giống nhau:

I was struggling academically, then I decided to study very hard  by asking either my teachers or my friends and family for help, and finally I got great results!

Mấy dạng bài như này, năm nào cũng có hàng trăm người viết về nó như thế. Điểm số trong học bạ đã đủ thể hiện rằng bạn là người thông minh như thế nào rồi. Ban tuyển sinh muốn thấy nhiều hơn về con người bạn vào những lúc bạn không học cơ. 

Nhìn xa hơn, thì những kiểu bài như vầy, “Tôi đã từng gặp khó khăn, rồi tôi vượt qua nó” đều là những câu chuyện dễ đoán, mà đã dễ đoán, thì không có thú vị tẹo nào. Không cần phải là học giỏi, mà một câu chuyện nhàm chán cũng có thể là:

My sports team was losing, but then I practiced very hard and pushed everyone else to do the same thing too, and in the end, we won the rest of the games.

Thông điệp của các câu chuyện bạn muốn kể có thể rất hay: có công mài sắt có ngày nên kim. Nhưng hãy nhớ, những bạn nào muốn được nhận vào một trường đại học có tiếng ở Mỹ đều mài sắt đến bén như dao cả, và điều đó cũng được thể hiện qua điểm số.

Nếu bạn muốn bày tỏ niềm đam mê của mình cho một bộ môn nào đó ở trường, hoặc một sở thích cá nhân nào đó, hãy viết lý do tại sao, hãy kể một câu chuyện đáng nhớ gắn liền với nó, chứ đừng chỉ ghi là, “Đây là những gì em đã đạt được.”

Kiểu 3: Câu chuyện đi tình nguyện

Thường là những câu chuyện như thế này: 

I went on a trip for my community service. I met someone who was way more disadvantaged than me; that was when I realized how lucky I was to have more opportunities and made me want to help the world.

Những câu chuyện nhàm chán như kiểu 1 – 2 tuần đi tình nguyện thay đổi cách bạn nhìn nhận về thế giới, nhưng rồi bạn cũng phải về nhà và luyến tiếc không hề thu hút ban tuyển sinh nổi đâu. Điều họ muốn thấy là tính cách của bạn như thế nào, khi bạn làm việc nhóm thì bạn nắm vai trò gì, và điều gì bạn đang thể hiện để thuyết phục với ban tuyển sinh rằng bạn là một học sinh đắt giá cho trường đại học của họ. Hơn nữa, hoạt động tình nguyện như vầy có thể được tóm tắt qua 1 – 2 dòng trong resume của bạn là được.

Nhưng, nếu chuyến đi đó thực sự có tác động mạnh đến bạn, thì đừng ngần ngại biến nó thành một câu chuyện thu hút, và trong lúc viết thì hãy cố gắng đừng đi vào lối mòn.

Kiểu 4: Vấn đề nhạy cảm

Những học sinh viết bài luận kiểu này thường cố gắng trả lời nguyên vẹn câu hỏi của trường đại học đưa ra, và không biết ban tuyển sinh muốn gì. Câu chuyện của học sinh đó không chứa quá nhiều chi tiết về chính bạn đó, và không có quá nhiều chi tiết đặc biệt, trở thành một câu chuyện nhàm chán. Viết về những vấn đề nhạy cảm không khéo cũng dễ khiến cho bài luận của bạn trông tầm thường như một bình luận quá khích trên reddit mà thôi.

It was an adamant time for my friend, and she had a terrible experience and didn’t want to tell anyone. From talking to her, I learned a lot about myself and how I can be a good friend. We worked through everything and talked it over, and we talked to a teacher about it so we could try to do more to make sure it didn’t happen again.

Nếu bạn đã chọn viết về một vấn đề nhạy cảm, thì hãy lên một dàn ý thật rõ ràng và cách vấn đề đó tác động đến cuộc sống của bạn. Hãy kể một câu chuyện cuốn hút và khiến cho ban tuyển sinh như thể đang cùng tham gia vào câu chuyện của bạn. Nhưng nếu vấn đề đó quá nhạy cảm đến mức bạn khó có thể viết về nó, thì hãy đừng viết.

Kiểu 5: Tôn giáo và chính trị

Khi viết luận, hai chủ đề học sinh nên tránh viết phải là về tôn giáo hoặc chính trị. Những bài luận nhàm chán thường bắt đầu bằng những câu như kiểu, “Since the day I came to Jesus…” Đừng trở nên quá mê tín trong bài luận của mình, vì bạn không biết ai sẽ đọc bài luận của bạn đâu, và họ ủng hộ tôn giáo nào cũng là một điều bạn không thể đoán.

Nhưng, ví dụ, bạn học được những gì tốt từ một tôn giáo và biết cách áp dụng vào cuộc sống, thì bạn có thể đề cập một ít trong bài luận của bạn, nếu cần thiết. Môi trường tôn giáo bạn tham gia đã ảnh hưởng tốt đến bạn, thì đừng ngần ngại viết về nó. Bạn có thể kể về những hoạt động tình nguyện nhà thờ/ chùa đó đã tổ chức, hoặc đã ảnh hưởng đến tính cách của bạn. 

Những chủ đề chính trị nhạy cảm như phá thai, hôn nhân đồng giới, cánh tả, cánh hữu là những chủ đề bạn nên tránh khi viết luận. Lý do là vì, như đã nói, bạn không biết ai sẽ đọc bài luận của bạn, và họ ủng hộ ý kiến nào. Tuy nhiên, những chủ đề chính trị bạn có thể viết sẽ liên quan đến các vấn đề bảo vệ môi trường, hoặc là giúp đỡ người gặp khó khăn trong xã hội, những chủ đề mà người của phe nào cũng cùng đồng nhất ý kiến với nhau. 

  1. Những điều sẽ phá hỏng bài luận của bạn

Bạn có bao giờ băn khoăn những điều gì sẽ phá hỏng bài luận cá nhân của bạn không? Nếu không, thì hẳn là phần này sẽ giúp bạn được phần nào đấy!

  1. Đừng tỏ vẻ quá tự cao trong bài văn của mình

Đây là một vấn đề nhiều học sinh mắc phải: muốn gây ấn tượng mạnh với ban tuyển sinh, nhưng bạn đừng cố tỏ ra là một người quá xuất sắc và hoàn hảo trong mắt họ. Mục đích của bài luận là để cho ban tuyển sinh quý mến bạn và muốn bạn trở thành một phần của trường đại học đó. Vì thế, đừng trở nên quá tự cao, vì không ai thích một người luôn nghĩ rằng mình giỏi hơn những người khác. Hãy cẩn trọng với những thông tin mình đưa ra, và hãy thể hiện rằng mình là một người có suy nghĩ. Quan trọng hơn hết, hãy thể hiện đúng nhất bản thân của mình, gần gũi và thân thiện với ban tuyển sinh, để họ có thiện cảm với bạn.

  1. Đề cập sai tên trường trong bài luận

Nhiều khi bạn không để ý tên trường trong bài luận và đến lúc nhận ra thì đã quá muộn màng. Nếu mắc lỗi lầm này thì chắc chắn là ban tuyển sinh sẽ không hề muốn nhận bạn một chút nào, vì vậy hãy kiểm tra kỹ càng bài luận của mình trước khi ấn nút nộp nhé.

  1. Trở nên quá tiêu cực 

Bạn có thể viết về những thử thách bản thân đã vượt qua trong quá khứ, nhưng đừng tỏ ra quá tiêu cực trong bài luận. Đảm bảo bài luận của bạn mang giọng điệu tích cực và trung hòa ngay cả trong khó khăn. Ban tuyển sinh muốn bạn thấy ánh sáng cuối đường hầm, nghĩa là, bạn biết tận dụng những gì bạn đang có, và đó cũng là một điều một người học sinh giỏi làm được.

  1. Là nhân vật phụ trong chính câu chuyện mình kể

Nên nhớ, mục đích của bài luận cá nhân là để bộc lộ cho ban tuyển sinh biết rằng bạn là ai, và bạn muốn gì. Đừng chỉ kể một câu chuyện mà bạn đã nghe, mà hãy kể một câu chuyện chính bản thân bạn đã trải qua.

  1. Những điều cần lưu ý khi viết luận
  2. Viết về những điều quan trọng đối với bạn

Có thể là một chuyến đi đáng nhớ, một cuốn sách rất tâm đắc, một người bạn rất biết ơn, nhưng nếu đó là những gì đã ảnh hưởng sâu sắc đến tính cách của bạn, thì đừng ngần ngại viết về nó. 

  1. Đừng chỉ khoe khoang mà hãy rút ra bài học

Bạn từng thắng một giải thi cấp thành phố? Tuyệt vời. Hãy kể nhiều hơn về quá trình của bạn, hơn là chỉ khoe khoang về thành tích đáng tự hào đó. Đây là một cơ hội tuyệt vời để bạn thể hiện bản thân mình đấy. 

  1. Vui thôi, đừng vui quá!

Một chút hí hởm trong bài luận là tốt, nhưng hãy hí hởm có chừng mực, vì có một vài thứ bạn thấy vui nhưng biết đâu đối với người khác, đặc biệt là một người lớn từ một môi trường khác, và có một chức vụ cao hơn bạn, sẽ thấy phản cảm đấy. 

  1. Bắt đầu viết sớm với nhiều bản nháp là một ý kiến không tồi tí nào

Bắt đầu viết luận từ nhiều tháng trước ngày nộp đơn sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khối thời gian để chỉnh sửa cho bài luận đấy.

  1. Đừng lặp lại

Những thông tin khác bạn đã nộp cho nhà trường, như điểm số, hoạt động ngoại khóa, chứng chỉ, việc làm thêm, đủ cho họ biết về mức độ chăm chỉ của bạn rồi. Đừng lặp lại những câu chuyện đó trong bài luận của bạn. 

  1. Nhờ người khác chỉnh sửa bài luận cho bạn

Hãy nhờ giáo viên tiếng Anh hoặc bạn bè chỉnh sửa, góp ý cho bài luận của bạn. Ngoài ra, cũng hãy tự kiểm tra các lỗi chính tả hay ngữ pháp trước khi bạn ấn nộp bài luận nhé.

  1. Bài luận tham khảo từ chính mình

Dưới đây là bài luận mình đã viết và chinh phục được ban tuyển sinh từ các trường Case Western Reserve University, Purdue University, Baylor University, Drexel University, Oregon State University, và Texas Christian University.

It was when I had just finished my one-year exchange experience in Texas, and I was spending my first morning in Vietnam after nine months of absence. 

I looked at myself in the mirror carefully and was astonished by how quickly and how much I changed physically and mentally after a year. The comfortable smell of tea tree extract in my cleanser still did not want to fade away; it laid on my smooth skin and told me that I was ready for a new day. Was I? Actually, I was not. I looked at my reflection in the mirror again and noticed some recognizable pores that should be covered. I quickly applied the tone up UV milk on the area around my nose and also some BBIA 012 lip tint on my mouth. Now I know that I am ready since my face looks more bright and smooth with no more pores and my lips also appear graceful with the red velvet color and shiny texture.

If it was last year, my morning would start like this: I would wash my face carelessly with water, and that’s it. Nothing more, nothing less. I would look so lifeless but I did not care about it anyway. I would go to school and fear of whether people were judging me or not. I would be jealous of pretty girls who always managed to get attention from everyone. There was one thing that I felt confident about was to tutor my friends English. I loved English and tutoring others so I was always willing to help. That was also my key to get a perfect Writing score on the TOEFL test. Besides English, I felt pretty shy to talk to people, because I knew I was not beautiful in anyone’s eyes and I was not a really good student either.

I always pretended as if I never cared about how people would perceive my appearance, even though I knew I did. However, I was afraid of changes, and more than that, I was afraid of the fact that people would say that why I had to care too much about my appearance instead of focusing on my studies. Then I made one of the best decisions in my life, which was to be an exchange student in Texas. Being there was a great chance for me to overcome my fear and become a person that I have always wanted to be. On homecoming night, I asked my Thai friend to do makeup on me, and that was so amazing how I saw people treated me differently. At that time, I realized, being smart and beautiful can be happening simultaneously. Being beautiful is definitely a useful tool for us to feel confident to express our personality and spread our knowledge to everyone. 

The more I care about my appearance, the more confident I become, and the more opportunities come to me. As I came back home, I applied to be in the organizer team of “A Beautiful Mind or A Beautiful Body” immediately right after I saw the recruiting post, because I knew I would be an excellent member of the team. It was such an amazing experience for me to be on behalf of the team and have a chance to talk to amazing, well-known models of my country like Mai Ngo or Rima Thanh Vy, which I could never imagine. Even though I was really exhausted with the assigned tasks and deadlines, I still looked lively thanks to the makeup I put on my face and thus I was confident to keep on working.

Beautiful is just an abstract term, and I define it as being the best version of myself in order to achieve bigger things than just a good appearance. And I’m proud to say I’ve made it!

Nguồn tham khảo: Super Tutor TV, College Essay Guy, US News

 

5 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x
VietAbroader